12 A 1 khóa 5

12 A 1 khóa 5

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2010

Chạng Vạng

Cảm nhận văn học
Chạng vạng- cái thời khắc của ngày tàn- cái thời điểm dể làm cho lòng người dễ âu sầu nhất lại là thời điểm yên bình-thanh thản nhất,hạnh phúc nhất của adwart và bella
Với ai đó chạng vạng có thể gây ấn tượng về 1 chuyện tình đẹp-trong sáng như thủy tinh, nhưng ấn tượng đầu tiên trong tôi là những trang văn viết về thiên nhiên của Forks, cái bức tranh ấy, không khí ấy dễ làm cho lòng người cảm thấy lắng dịu,mơ hồ, tưởng như mình cũng đang đc nằm trên tấm thảm nhung xanh mượt đó
Chạng vạng-viết về ma-cà-rồng nhưng thực như 1 câu chuyện cổ vậy, ở đó có chàng hoàng tử adwart và nàng lọ lem(có thể bạn đọc sẽ ko đồng tình với cách ví von như thế) nhưng những ai ở tuổi 17 đều có thể mơ mộng như thế
Đọc “chạng vạng”, cái cảm giác “váng vất”(2 từ mà tịnh Thủy… thường dùng trong tp) cứ ám ảnh, đeo bám lấy người đọc, mấy ngày liền tôi không thể nào dứt ra khỏi
Sức hấp dẫn của truyện ở chỗ nhà văn đã làm mới thi liệu cũ bằng một cách viết độc đáo-một kiểu “lạ hóa”. Tuy nhiên những cuốn sau đã mất đi yếu tố hấp dẫn ban đầu, đọc đến Trăng non đã bắt đầu thấy…hơi chán

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2010

thơ Xuân Quỳnh




Lâu nay mình vẫn hay nghêu ngao bài hát này, mãi đến khi làm bài thuyết trình môn cô phương mới biết là thơ của Xuân Quỳnh. Lại có thêm một lý do nữa để yêu thơ Xuân Quỳnh!

Ruồi Trâu


Lần đầu tiên tôi đọc Ruồi trâu là vào 1 buổi chiều tối (bấy giờ tôi đang là sinh viên khoa văn) khi tôi gấp cuốn sách lại thì ánh bình minh cũng đã “thức dậy” từ lúc nào. Có nhiều cuốn sách mà tôi say mê nhưng ít có cuốn nào có thể hấp dẫn tôi đến vậy, tới bây giờ cuốn “Ruồi trâu” tôi đã đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần. 
Nếu ai đó đánh giá sách, “đo lường” mức hấp dẫn của sách qua “tiêu đề” tác phẩm thì hẳn sẽ bỏ qua mất 1 tuyệt tác văn chương đấy, bởi cái tên “Ruồi trâu” chẳng thể nào gợi lên 1 xúc cảm nào (tôi cũng đã từng cầm cuốn sách lên với cái vẻ chán chường để rồi bị mê hoặc ngay ở những trang văn đầu tiên) “Ác-tơ đi ngang qua phòng với dáng đi mềm mại lúc nào cũng khiến cho người nhà thấy như bị trêu tức. Vóc người nhỏ nhắn,mảnh khảnh,anh giống chân dung của một chàng trai Ý ở thế kỷ 16 hơn là thanh niên… mọi vẻ nơi anh đều quá sắc sảo,như được chạm trổ”.
“Ruồi trâu” là một câu chuyện bi thảm, tác phẩm được lấy bối ảnh từ phong trào cách mạng “nước Ý trẻ”, tuy nhiên nó không hề khô khan như đề tài của nó. Ở “Ruồi trâu” có cả chiến tranh, có tình yêu và lòng thù hận, tất cả được nhà văn Ê.L.Vôi-nít-sơ bằng ngòi bút của mình đẩy đến tận cùng của những cảm xúc, người đọc thấy được sự khốc liệt của chiến tranh,thấy được cái say đắm nồng nàn của tình yêu và thấy được sự dằn vặt day dứt khôn nguôi của lòng thù hận- tất cả đan xen với nhau trong tâm hồn của cậu sinh viên Ác-tơ- cũng là một người chiến sĩ cách mạng kiên cường. Những trang văn viết về cuộc gặp gỡ của hai cha con Ac-tơ và Môntaneli trước khi Ác-tơ bị đưa ra tòa án binh có thể nói là những trang văn làm xé lòng người đọc, người đọc thấy được nỗi đau của “Ruồi trâu”khi anh đấu tranh trong vô vọng để dành giật lại người cha từ bàn tay của chúa, để rồi anh phải thốt lên “Cha ơi,lúc nào con cũng yêu cha, lúc nào con cũng yêu! Con yêu cha ngay cả lúc cha giết con trước kia! Lẽ nào bây giờ cha lại giết con lần nữa hay sao?”
Với Ê.L.Vôi-nit-sơ “Ruồi trâu”là tác phẩm đầu tay của bà nhưng cũng là tác phẩm của cả cuộc đời nhà văn, bóng dáng “Ruồi trâu”dường như bao trùm lên cả cuộc đời viết văn của bà, để rồi những tác phẩm về sau chỉ là sự nối tiếp của “Ruồi trâu”. Ngay cả chính nhà văn cũng không thể tưởng tượng được rằng “Ruồi trâu”lại có sức sống mãnh liệt như vậy.