Đề: Trình bày ý kiến của mình về câu nói sau: "Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội".
Ngày nay, khi đất nước càng phát triển thì đòi hỏi xã hội cần phải có nguồn nhân tài ra sức cống hiến và giúp ích cho đất nước. Đúng như câu nói: " Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Tuổi trè là những mầm non xây dựng Tổ quốc, giúp cho đời ngày càng tươi đẹp hơn.
Tuổi trẻ cũng giống như mùa xuân, luôn tràn đầy sức sống,tươi đẹp và mạnh mẽ. Ngày xưa, tuổi trẻ ra sức học tập,thậm chí hi sinh cả bản thân đễ chiến đấu, giành lại độc lập, hòa bình, tự do dân tộc như Võ Thị Sáu,Trần Văn Ơn,...vì đất nước mà quên cả bản thân, dù biết là gian khổ nhưng vẫn cống hiến đễ cho ta được hòa bình cho đến ngày hôm nay. Tuổi trẻ hôm nay cũng không thua kém gì sức trẻ ngày ấy, họ ra sức học tập, cố gắng làm việc để mang đến cho đời những bông hoa, những hương xuân làm cho xã hội ngày càng tươi đẹp hơn.Tuổi trẻ là niềm tin, là hi vọng của đất nước, đễ mỗi ngày đất nước đều là mùa xuân. Hết lớp trẻ này đi qua, đến lớp trẻ khác tiếp bước xây dựng, dùng trí óc, dùng đôi bàn tay đễ dâng cho đời những sáng tạo giúp cho đất nước phát triển và xã hội ngày càng văn minh.
Nhưng để làm được điều đó thì mỗi bản thân chúng ta cần ra sức học tập thật tốt, tự hoàn thiện bản thân và sống sao cho xứng đáng với những hi sinh của các thế hệ đi trước. Phải biết yêu thương và giúp đỡ mọi người, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm phát triển đất nước như:" Mùa hè xanh","Thanh niên tình nguyện",....Hoàn thiện được bản thân thì mới giúp ích được cho xã hội. Ta phải sống sao cho thật đẹp, đừng quá thờ ơ trước những nỗi đau của những người xung quanh. Học cách rèn luyện đạo đức và nhân phẩm chứ đừng như một số người chỉ sống để hưởng thụ, lầm đường lạc lối, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội làm hủy hoại bản thân, đồng thời làm đất nước đi xuống. Đó là xấu, cần loại trừ.
Tuổi trẻ là tầm quan trọng để phát triển và đưa đất nước đi lên nên cần phải sống có trách nhiệm để đất nước ngày nào cũng là mùa xuân.
Lê thị Cẩm Nhung
lớp 12A2
Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010
Những bài văn khá giỏi
Đề: Viết 1 bài văn nghị luận xã hội
Trình bày ý kiến của mình về câu nói sau: “ Tình thương là hạnh phúc của con người.”
Bài làm
Trong bộn bề lo toan của cuộc sống,phải chăng có nhiều người trong chúng ta đã lãng quên đi sự đẹp đẻ trong mỗi con người, đó là tình thương?
Tình thương là tình cảm yêu thương chia sẻ, là sự đồng cảm giữa bạn bè Thầy cô, giữa cha mẹ con cái,…là cơ sở quan trọng nhất tạo nên cái đẹp của xã hội. Tình thương là hạnh phúc của con người, là tình cảm cao đẹp thuộc trong mỗi bản chất con người. Dân tộc VN ta xây dựng đất nước và đấu tranh: thương nước, thương nhà, thương người, thương mình. Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng nhân ái. Nhờ đó, chúng ta đã dùng tình thương san sẻ cho nhau, đó chính là cốt lõi làm nền tảng vững vàng cho các anh bộ đội có thêm nghị lực để đấu tranh chống quân xâm lược và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, trong chế độ mới, chúng ta cần nêu cao giá trị tinh thần đó. Đặc biệt, thanh niên cần phải xây dựng tình thương sâu sắc đối với nhân dân lao động và vì tình thương đó mà căm ghét bóc lột, ăn bám. Đối với những người lớn tuổi, những người đã có công sinh thành, dưỡng dục nên chúng ta thì chúng ta phải kính nhường và hết lòng giúp đỡ, bởi vì “uống nước nhớ nguồn” đó là truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc ta.
Tình thương được thể hiện đẹp đẽ hàng ngày, hàng giờ trên mỗi con đường mà chúng ta đi qua như : nhường bước cho người cao tuổi, đỡ gánh năng cho cụ già, dìu bà lão qua đường. Những việc như thế chúng ta không thể làm ngơ, vì có như thế tình thương trong chúng ta được san sẻ, làm ấm lòng thêm cho những người đã ở độ tuổi xế chiều. Trong lịch sử dựng nước, cũng có nhiều vị anh hùng dân tộc đã thể hiện tình yêu thương, quý mến nhân ân. muốn mang lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho nhân dân đã hành động dũng cảm và hào hiệp, trong lúc chiến tranh đã xông pha lủa đạn để bảo vệ tài sản và tính mạng cho nhân dân. Trong xã hội ngày nay, những cử chỉ, những hành động thể hiện tình thương của con người dành cho nhau càng trở nên đẹp đẽ hơn. Bởi vì, càng ngày dòng đời đưa đẩy khiến con người ta trở nên lạnh nhạt hơn với nhau, vô tình tình thương dành cho nhau cũng bị lãng quên đi, ấy thế những cử chỉ thể hiện tình thương cũng vẫn còn tồn tại đâu đó trong xã hội này, như : giúp trẻ em dân tộc thiểu số được biết chữ bằng việc đi làm công tác từ thiện ở những nơi xa xôi hay đỡ đần người bị ốm đau trên đường. Những việc làm mang tình thương ấm áp ấy sẽ làm cho người khác cảm thấy hạnh phúc. Điều đó đáng được biểu dương, khuyến khích. Trong cuộc sống thì phải sống có tình thương vì nó sẽ làm cho người khác thấy hạnh phúc và bản thân người giúp đỡ cũng cảm thấy vui và hạnh phúc vì mình đã làm một việc đúng đắn, có ý nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có những kẻ sống vô tâm, lạnh nhạt, chỉ biết đến bản thân. Những kẻ đó sẽ không nhận được tình thương từ người khác, luôn bị xã hội lên án, chê bai. Riêng mỗi học sinh chúng ta, tình thương cần được thể hiện nhiều hơn nữa bằng việc chăm lo một phần công việc gia đình, giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các em. Sau những việc làm đó, người hs sẽ thấy mình trưởng thành hơn.
Tuy nhiên tình thương cũng phải đặt đúng chỗ, nếu ko sẽ ko là hạnh phúc mà còn là bất hạnh. Chẳng hạn một người mẹ quá nuông chiều con sẽ khốn khổ vì con, hay cho tiền những kẻ giả dạng hành khất là tiếp tay cho những kẻ lười biếng sống trên mồ hôi nước mắt người khác
Tóm lại, mỗi chúng ta hải sống có tình thương vì tình thương mang lại cảm giác hạnh phúc cho mỗi người. Nếu ai trong chúng ta đều sống có tình thương thì XH này sẽ trở nên tốt đẹp nhờ có những cử chỉ tốt mà mỗi người dành cho nhau. Và cũng như ông cha ta thường nói: “ Thương người như thể thương thân.”
Ka Thanh Dũng
Lớp: 12A2
Trình bày ý kiến của mình về câu nói sau: “ Tình thương là hạnh phúc của con người.”
Bài làm
Trong bộn bề lo toan của cuộc sống,phải chăng có nhiều người trong chúng ta đã lãng quên đi sự đẹp đẻ trong mỗi con người, đó là tình thương?
Tình thương là tình cảm yêu thương chia sẻ, là sự đồng cảm giữa bạn bè Thầy cô, giữa cha mẹ con cái,…là cơ sở quan trọng nhất tạo nên cái đẹp của xã hội. Tình thương là hạnh phúc của con người, là tình cảm cao đẹp thuộc trong mỗi bản chất con người. Dân tộc VN ta xây dựng đất nước và đấu tranh: thương nước, thương nhà, thương người, thương mình. Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng nhân ái. Nhờ đó, chúng ta đã dùng tình thương san sẻ cho nhau, đó chính là cốt lõi làm nền tảng vững vàng cho các anh bộ đội có thêm nghị lực để đấu tranh chống quân xâm lược và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, trong chế độ mới, chúng ta cần nêu cao giá trị tinh thần đó. Đặc biệt, thanh niên cần phải xây dựng tình thương sâu sắc đối với nhân dân lao động và vì tình thương đó mà căm ghét bóc lột, ăn bám. Đối với những người lớn tuổi, những người đã có công sinh thành, dưỡng dục nên chúng ta thì chúng ta phải kính nhường và hết lòng giúp đỡ, bởi vì “uống nước nhớ nguồn” đó là truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc ta.
Tình thương được thể hiện đẹp đẽ hàng ngày, hàng giờ trên mỗi con đường mà chúng ta đi qua như : nhường bước cho người cao tuổi, đỡ gánh năng cho cụ già, dìu bà lão qua đường. Những việc như thế chúng ta không thể làm ngơ, vì có như thế tình thương trong chúng ta được san sẻ, làm ấm lòng thêm cho những người đã ở độ tuổi xế chiều. Trong lịch sử dựng nước, cũng có nhiều vị anh hùng dân tộc đã thể hiện tình yêu thương, quý mến nhân ân. muốn mang lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho nhân dân đã hành động dũng cảm và hào hiệp, trong lúc chiến tranh đã xông pha lủa đạn để bảo vệ tài sản và tính mạng cho nhân dân. Trong xã hội ngày nay, những cử chỉ, những hành động thể hiện tình thương của con người dành cho nhau càng trở nên đẹp đẽ hơn. Bởi vì, càng ngày dòng đời đưa đẩy khiến con người ta trở nên lạnh nhạt hơn với nhau, vô tình tình thương dành cho nhau cũng bị lãng quên đi, ấy thế những cử chỉ thể hiện tình thương cũng vẫn còn tồn tại đâu đó trong xã hội này, như : giúp trẻ em dân tộc thiểu số được biết chữ bằng việc đi làm công tác từ thiện ở những nơi xa xôi hay đỡ đần người bị ốm đau trên đường. Những việc làm mang tình thương ấm áp ấy sẽ làm cho người khác cảm thấy hạnh phúc. Điều đó đáng được biểu dương, khuyến khích. Trong cuộc sống thì phải sống có tình thương vì nó sẽ làm cho người khác thấy hạnh phúc và bản thân người giúp đỡ cũng cảm thấy vui và hạnh phúc vì mình đã làm một việc đúng đắn, có ý nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có những kẻ sống vô tâm, lạnh nhạt, chỉ biết đến bản thân. Những kẻ đó sẽ không nhận được tình thương từ người khác, luôn bị xã hội lên án, chê bai. Riêng mỗi học sinh chúng ta, tình thương cần được thể hiện nhiều hơn nữa bằng việc chăm lo một phần công việc gia đình, giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các em. Sau những việc làm đó, người hs sẽ thấy mình trưởng thành hơn.
Tuy nhiên tình thương cũng phải đặt đúng chỗ, nếu ko sẽ ko là hạnh phúc mà còn là bất hạnh. Chẳng hạn một người mẹ quá nuông chiều con sẽ khốn khổ vì con, hay cho tiền những kẻ giả dạng hành khất là tiếp tay cho những kẻ lười biếng sống trên mồ hôi nước mắt người khác
Tóm lại, mỗi chúng ta hải sống có tình thương vì tình thương mang lại cảm giác hạnh phúc cho mỗi người. Nếu ai trong chúng ta đều sống có tình thương thì XH này sẽ trở nên tốt đẹp nhờ có những cử chỉ tốt mà mỗi người dành cho nhau. Và cũng như ông cha ta thường nói: “ Thương người như thể thương thân.”
Ka Thanh Dũng
Lớp: 12A2
Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010
Nữ Sinh lớp 6 và bức thư số 1 thế giới.
Bức thư gửi đạo diễn Trương Nghệ Mưu
Đạo diễn Trương Nghệ Mưu kính mến!
Khi gửi lá thư này đi, cháu cứ mong từng ngày nó sớm đến được tay ông. Rồi cháu lại lo rằng khi nhìn thấy địa chỉ lạ hoắc: “Người gửi: Hồ Thị Hiếu Hiền - Việt Nam” không biết ông có giở thư ra đọc hay không? Ông ơi! Cháu mong ông bớt chút thì giờ vàng ngọc để lắng nghe tâm sự của cháu, biết đâu ông sẽ thấy trong đó một điều gì lớn lao hơn tình cảm thông thường của người hâm mộ dành cho thần tượng.
Thưa ông, cháu mới có ý định viết thư cho ông sau khi trường cháu phát động Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 39 về đề tài phòng chống căn bệnh AIDS. Để cho bài viết của mình có cơ sở thực tế, cháu đã đi tìm hiểu một số đối tượng xem mọi người hiểu biết và phòng chống AIDS như thế nào.
Đầu tiên, cháu hỏi bà, bà cháu bảo: “Bà sống từng này tuổi đầu rồi mà chưa biết mặt mũi con “Ết” nó thế nào. Bà nghe nói nó ở trong người những kẻ sống buông thả chẳng ra gì. Cháu đừng đến gần họ kẻo con “Ết” nó dính vào người”. - Ôi, bà cháu chẳng hiểu gì về AIDS cả, ông nhỉ?
Khi nghe cháu hỏi, cả bố mẹ cháu đều cho rằng: “AIDS là căn bệnh suy giảm hệ miễn dịch ở cơ thể người do vi rút HIV gây ra. Bệnh này rất nguy hiểm vì hiện chưa có thuốc chữa khỏi. Con phải tuyệt đối tránh xa các tệ nạn như nghiện hút, tình dục bừa bãi thì mới bảo vệ được mình”. Mẹ cháu còn dặn đi dặn lại: “Nếu ở lớp có bạn nào bị nhiễm HIV thì con phải nói ngay để bố mẹ xin chuyển trường, chuyển lớp cho con”. - Bố mẹ cháu là công chức mà cũng còn kì thị với người có H đấy.
Cháu lại hỏi cả em cháu, em quả quyết: “Lớp em thì chưa có bạn nào bị AIDS chứ nếu có, em sẽ đeo khẩu trang hoặc nghỉ học ở nhà luôn”. - Thật buồn cười, em lại tưởng AIDS cũng giống H1N1.
Đi đường, cháu có hỏi cô công nhân đang quét rác, cô liền chỉ tay vào mấy cái vỏ ống tiêm nằm lăn lóc bên vệ đường: ”Kia kìa, vi-rút HIV chứa trong những ống tiêm đó cháu!” - Hiểu biết của cô công nhân cũng chưa thật đầy đủ phải không ông?
Đến lúc vào nhà hàng ăn uống, cháu lại gợi chuyện ông chủ. Ông ta nhanh nhảu: “ Si-đa à? Cứ nhìn người nào ốm yếu, đi đứng dặt dẹo, trên người nổi nhiều mụn nhọt là đích thị rồi! Cháu đừng lo, ông không bao giờ để cho họ vào ăn uống làm lây bệnh cho khách”. - Trời, thật tội nghiệp cho những ai không có H nhưng lại có vẻ bề ngoài giống như ông ấy tả. Ông ấy đâu biết rằng HIV không hề lây qua đường ăn uống hay giao tiếp thông thường và hiện nay chúng ta đang sống chung với AIDS.
Khi đến lớp, cháu cũng trao đổi với các bạn nhưng nhiều bạn lại tỏ ra rất thờ ơ, cho rằng việc phòng chống HIV/AIDS là việc của các cơ quan y tế, lớp mình có ai bị AIDS đâu mà lo! - Thái độ của các bạn cháu cứ bàng quan như thế chả trách mỗi ngày có tới một nghìn trẻ em dưới mười lăm tuổi bị nhiễm HIV.
Cháu còn điều tra thêm một số trường hợp nữa nhưng hầu hết ai cũng rất lơ là. Cháu thực sự lo ngại trước thực trạng này và muốn viết một bức thư kêu gọi mọi người hãy nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để phòng chống được căn bệnh này. Thế nhưng đã mấy hôm nay, cháu ngồi nghĩ mãi mà không biết viết thế nào, đành gác bút ra xem ti vi. Lúc này trên kênh truyền hình đang chiếu bộ phim “Hoàng Kim Giáp” do ông đạo diễn. Bộ phim hay quá! Thảo nào, cháu thấy người ta ca ngợi ông rất nhiều trên mạng. Bằng một loạt phim nổi tiếng thế giới như: Cao lương đỏ, Phải sống, Cúc Đậu, Đèn lồng đỏ treo cao, Thập diện mai phục, Hoàng Kim Giáp… ông đã chinh phục được trái tim của tất cả mọi người.
Đột nhiên, một ý nghĩ vụt lóe lên trong cháu: Ước gì cháu cũng có tài làm phim như ông nhỉ? Cháu sẽ xây dựng ngay những tác phẩm điện ảnh thật hay về đề tài HIV/AIDS để thức tỉnh loài người. Ông ạ, bộ phim đầu tay của cháu sẽ là câu chuyện đầy cảm động về một mối tình lãng mạn và bi ai: Chàng và nàng yêu nhau tha thiết song cuối cùng vẫn không lấy được nhau chỉ vì một trong hai người có H. Tiếp đến là bộ phim có tên “Phải chết” cũng sẽ nổi tiếng không kém gì bộ phim “Phải sống” của ông. Qua phim, cháu muốn gửi gắm một thông điệp: Con người ta không muốn chết sớm mà phải chết, vì không ngờ Thần Chết lại luôn phục sẵn trong các hành vi nguy cơ cao như tình dục không an toàn và sử dụng bơm kim tiêm chung... Hầu hết phim do cháu sản xuất đều lấy cảm hứng từ những cảnh đời rất thực và nhân vật chính là những nạn nhân đáng thương của AIDS. Đó là một vị công chức suốt đời phấn đấu, giữ gìn thế mà chỉ một phút ham vui đã đánh mất đi tất cả. Một nhân viên y tế bao ngày làm việc nghiêm túc, chỉ một chút lơ là đã vô tình lây nhiễm HIV. Một người lao động vất vả cả đời mới gây dựng nên một mái ấm gia đình nhưng đến cuối đời phải chết trong cô đơn, ghẻ lạnh. Những thanh thiếu niên đang tràn trề nhựa sống, một ngày kia lại trở nên thân tàn ma dại vì lỡ đua đòi hút chích, dùng chung bơm kim tiêm với người có H. Có em bé thơ ngây đôi mắt trong veo nhưng cha mẹ em đã sớm qua đời vì AIDS, còn em thì không biết lúc nào Thần Chết tới mang đi. Lại có cả những cô gái khi biết mình có H đã tính chuyện trả thù đời, gieo rắc cái chết cho bao người khác.
Chao ơi, bao nhiêu con người là bấy nhiêu số phận. Tất cả những yêu thương, đau xót, bạc bẽo, dại khờ cùng những hiểu biết cặn kẽ về cách thức phòng tránh AIDS sẽ được cháu chuyển tải vào phim một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc. Cháu hi vọng, với sức ám ảnh đặc biệt, những bộ phim này sẽ vào trong đốt lửa lòng người, xoa dịu nỗi đau, xóa đi mặc cảm và thức tỉnh lương tri của những người còn thờ ơ trước căn bệnh này.
Nhưng ông ạ, cháu thì “lực bất tòng tâm”, cháu nghĩ chỉ có ông mới có thể giúp cháu biến những ước mơ này thành hiện thực để cứu lấy nhân loại. Vì vậy, cháu rất mong được ông lắng nghe và thấu hiểu!
Kính thư!
Hồ Thị Hiếu Hiền
(Lớp 6/9, trường THCS Tây Sơn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵn
Đạo diễn Trương Nghệ Mưu kính mến!
Khi gửi lá thư này đi, cháu cứ mong từng ngày nó sớm đến được tay ông. Rồi cháu lại lo rằng khi nhìn thấy địa chỉ lạ hoắc: “Người gửi: Hồ Thị Hiếu Hiền - Việt Nam” không biết ông có giở thư ra đọc hay không? Ông ơi! Cháu mong ông bớt chút thì giờ vàng ngọc để lắng nghe tâm sự của cháu, biết đâu ông sẽ thấy trong đó một điều gì lớn lao hơn tình cảm thông thường của người hâm mộ dành cho thần tượng.
Thưa ông, cháu mới có ý định viết thư cho ông sau khi trường cháu phát động Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 39 về đề tài phòng chống căn bệnh AIDS. Để cho bài viết của mình có cơ sở thực tế, cháu đã đi tìm hiểu một số đối tượng xem mọi người hiểu biết và phòng chống AIDS như thế nào.
Đầu tiên, cháu hỏi bà, bà cháu bảo: “Bà sống từng này tuổi đầu rồi mà chưa biết mặt mũi con “Ết” nó thế nào. Bà nghe nói nó ở trong người những kẻ sống buông thả chẳng ra gì. Cháu đừng đến gần họ kẻo con “Ết” nó dính vào người”. - Ôi, bà cháu chẳng hiểu gì về AIDS cả, ông nhỉ?
Khi nghe cháu hỏi, cả bố mẹ cháu đều cho rằng: “AIDS là căn bệnh suy giảm hệ miễn dịch ở cơ thể người do vi rút HIV gây ra. Bệnh này rất nguy hiểm vì hiện chưa có thuốc chữa khỏi. Con phải tuyệt đối tránh xa các tệ nạn như nghiện hút, tình dục bừa bãi thì mới bảo vệ được mình”. Mẹ cháu còn dặn đi dặn lại: “Nếu ở lớp có bạn nào bị nhiễm HIV thì con phải nói ngay để bố mẹ xin chuyển trường, chuyển lớp cho con”. - Bố mẹ cháu là công chức mà cũng còn kì thị với người có H đấy.
Cháu lại hỏi cả em cháu, em quả quyết: “Lớp em thì chưa có bạn nào bị AIDS chứ nếu có, em sẽ đeo khẩu trang hoặc nghỉ học ở nhà luôn”. - Thật buồn cười, em lại tưởng AIDS cũng giống H1N1.
Đi đường, cháu có hỏi cô công nhân đang quét rác, cô liền chỉ tay vào mấy cái vỏ ống tiêm nằm lăn lóc bên vệ đường: ”Kia kìa, vi-rút HIV chứa trong những ống tiêm đó cháu!” - Hiểu biết của cô công nhân cũng chưa thật đầy đủ phải không ông?
Đến lúc vào nhà hàng ăn uống, cháu lại gợi chuyện ông chủ. Ông ta nhanh nhảu: “ Si-đa à? Cứ nhìn người nào ốm yếu, đi đứng dặt dẹo, trên người nổi nhiều mụn nhọt là đích thị rồi! Cháu đừng lo, ông không bao giờ để cho họ vào ăn uống làm lây bệnh cho khách”. - Trời, thật tội nghiệp cho những ai không có H nhưng lại có vẻ bề ngoài giống như ông ấy tả. Ông ấy đâu biết rằng HIV không hề lây qua đường ăn uống hay giao tiếp thông thường và hiện nay chúng ta đang sống chung với AIDS.
Khi đến lớp, cháu cũng trao đổi với các bạn nhưng nhiều bạn lại tỏ ra rất thờ ơ, cho rằng việc phòng chống HIV/AIDS là việc của các cơ quan y tế, lớp mình có ai bị AIDS đâu mà lo! - Thái độ của các bạn cháu cứ bàng quan như thế chả trách mỗi ngày có tới một nghìn trẻ em dưới mười lăm tuổi bị nhiễm HIV.
Cháu còn điều tra thêm một số trường hợp nữa nhưng hầu hết ai cũng rất lơ là. Cháu thực sự lo ngại trước thực trạng này và muốn viết một bức thư kêu gọi mọi người hãy nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để phòng chống được căn bệnh này. Thế nhưng đã mấy hôm nay, cháu ngồi nghĩ mãi mà không biết viết thế nào, đành gác bút ra xem ti vi. Lúc này trên kênh truyền hình đang chiếu bộ phim “Hoàng Kim Giáp” do ông đạo diễn. Bộ phim hay quá! Thảo nào, cháu thấy người ta ca ngợi ông rất nhiều trên mạng. Bằng một loạt phim nổi tiếng thế giới như: Cao lương đỏ, Phải sống, Cúc Đậu, Đèn lồng đỏ treo cao, Thập diện mai phục, Hoàng Kim Giáp… ông đã chinh phục được trái tim của tất cả mọi người.
Đột nhiên, một ý nghĩ vụt lóe lên trong cháu: Ước gì cháu cũng có tài làm phim như ông nhỉ? Cháu sẽ xây dựng ngay những tác phẩm điện ảnh thật hay về đề tài HIV/AIDS để thức tỉnh loài người. Ông ạ, bộ phim đầu tay của cháu sẽ là câu chuyện đầy cảm động về một mối tình lãng mạn và bi ai: Chàng và nàng yêu nhau tha thiết song cuối cùng vẫn không lấy được nhau chỉ vì một trong hai người có H. Tiếp đến là bộ phim có tên “Phải chết” cũng sẽ nổi tiếng không kém gì bộ phim “Phải sống” của ông. Qua phim, cháu muốn gửi gắm một thông điệp: Con người ta không muốn chết sớm mà phải chết, vì không ngờ Thần Chết lại luôn phục sẵn trong các hành vi nguy cơ cao như tình dục không an toàn và sử dụng bơm kim tiêm chung... Hầu hết phim do cháu sản xuất đều lấy cảm hứng từ những cảnh đời rất thực và nhân vật chính là những nạn nhân đáng thương của AIDS. Đó là một vị công chức suốt đời phấn đấu, giữ gìn thế mà chỉ một phút ham vui đã đánh mất đi tất cả. Một nhân viên y tế bao ngày làm việc nghiêm túc, chỉ một chút lơ là đã vô tình lây nhiễm HIV. Một người lao động vất vả cả đời mới gây dựng nên một mái ấm gia đình nhưng đến cuối đời phải chết trong cô đơn, ghẻ lạnh. Những thanh thiếu niên đang tràn trề nhựa sống, một ngày kia lại trở nên thân tàn ma dại vì lỡ đua đòi hút chích, dùng chung bơm kim tiêm với người có H. Có em bé thơ ngây đôi mắt trong veo nhưng cha mẹ em đã sớm qua đời vì AIDS, còn em thì không biết lúc nào Thần Chết tới mang đi. Lại có cả những cô gái khi biết mình có H đã tính chuyện trả thù đời, gieo rắc cái chết cho bao người khác.
Chao ơi, bao nhiêu con người là bấy nhiêu số phận. Tất cả những yêu thương, đau xót, bạc bẽo, dại khờ cùng những hiểu biết cặn kẽ về cách thức phòng tránh AIDS sẽ được cháu chuyển tải vào phim một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc. Cháu hi vọng, với sức ám ảnh đặc biệt, những bộ phim này sẽ vào trong đốt lửa lòng người, xoa dịu nỗi đau, xóa đi mặc cảm và thức tỉnh lương tri của những người còn thờ ơ trước căn bệnh này.
Nhưng ông ạ, cháu thì “lực bất tòng tâm”, cháu nghĩ chỉ có ông mới có thể giúp cháu biến những ước mơ này thành hiện thực để cứu lấy nhân loại. Vì vậy, cháu rất mong được ông lắng nghe và thấu hiểu!
Kính thư!
Hồ Thị Hiếu Hiền
(Lớp 6/9, trường THCS Tây Sơn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵn
Đề dành cho thi học sinh giỏi
- 15-9 nhà trường sẽ tổ chức thi HSG để chọn ra đội tuyển thi thành phố, bạn nào yêu thích thơ văn và có năng khiếu viết văn thì lấy đề về làm rồi gửi cho cô chấm nhé, các em có thể gửi qua mail : nhon711@yahoo.com
Đề 1: Về cuối đời nhà thơ Tố Hữu đã từng tâm sự:
Xin tạm biệt cuộc đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ, một nắm tro
Thơ gửi bạn đời, tro bón đất
Sống là cho và chết cũng là cho
Nêu suy nghĩ của em về quan điểm "Sống là cho mà chết cũng là cho" của nhà thơ Tố Hữu, liên hệ với bản thân em và thế hệ trẻ ngày nay.
Đề 1: Về cuối đời nhà thơ Tố Hữu đã từng tâm sự:
Xin tạm biệt cuộc đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ, một nắm tro
Thơ gửi bạn đời, tro bón đất
Sống là cho và chết cũng là cho
Nêu suy nghĩ của em về quan điểm "Sống là cho mà chết cũng là cho" của nhà thơ Tố Hữu, liên hệ với bản thân em và thế hệ trẻ ngày nay.
Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2010
Những bài văn khá giỏi
Những bài văn đạt khá giỏi của lớp cô sẽ đăng lên đây cho cả lớp tham khảo nhé
- Cô biết rằng kết quả điểm số bài NLXH sẽ làm nhiều bạn bất ngờ, thế nhưng NLXH nhiều khi không cần ...văn chương mượt mà tình cảm mà quan trọng là lập luận và lí lẽ, vì thế trong một bài văn nghị luận các em phải trình bày rõ ý diễn đạt mạch lạc.
-Chúc các em làm bài sau tốt hơn
- bài khá nhất của lớp mình là bài bạn: Nguyễn Đăng Khoa 7.0đ, Tuyết Hạnh 7.0đ, Ngọc Bích 7.0đ
- Cô biết rằng kết quả điểm số bài NLXH sẽ làm nhiều bạn bất ngờ, thế nhưng NLXH nhiều khi không cần ...văn chương mượt mà tình cảm mà quan trọng là lập luận và lí lẽ, vì thế trong một bài văn nghị luận các em phải trình bày rõ ý diễn đạt mạch lạc.
-Chúc các em làm bài sau tốt hơn
- bài khá nhất của lớp mình là bài bạn: Nguyễn Đăng Khoa 7.0đ, Tuyết Hạnh 7.0đ, Ngọc Bích 7.0đ
Những bài văn khá giỏi
các em hãy đợi nhé, cô đang chấm
- bài lớp mình cô đã chấm xong, nhìn chung điểm không được cao. Các em cần phải bám sát vào kỹ năng hơn nữa, hầu hết các em quên mất phần bình luận và ko có dẫn chứng thuyết phục. Mong các em cố gắng hơn ở bài sau
- Bài làm khá nhất là bài của bạn Lê Thị Cẩm Nhung 7.5đ
- Bài thứ 2 là bài của bạn Ka Thanh Dũng 7.0đ
Hai bạn sẽ đánh máy và gửi cho cô để cô post lên cho các bạn tham khảo
- bài lớp mình cô đã chấm xong, nhìn chung điểm không được cao. Các em cần phải bám sát vào kỹ năng hơn nữa, hầu hết các em quên mất phần bình luận và ko có dẫn chứng thuyết phục. Mong các em cố gắng hơn ở bài sau
- Bài làm khá nhất là bài của bạn Lê Thị Cẩm Nhung 7.5đ
- Bài thứ 2 là bài của bạn Ka Thanh Dũng 7.0đ
Hai bạn sẽ đánh máy và gửi cho cô để cô post lên cho các bạn tham khảo
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)