12 A 1 khóa 5

12 A 1 khóa 5

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010

Đề: Trình bày ý kiến của mình về câu nói sau: "Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội".

Ngày nay, khi đất nước càng phát triển thì đòi hỏi xã hội cần phải có nguồn nhân tài ra sức cống hiến và giúp ích cho đất nước. Đúng như câu nói: " Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Tuổi trè là những mầm non xây dựng Tổ quốc, giúp cho đời ngày càng tươi đẹp hơn.
Tuổi trẻ cũng giống như mùa xuân, luôn tràn đầy sức sống,tươi đẹp và mạnh mẽ. Ngày xưa, tuổi trẻ ra sức học tập,thậm chí hi sinh cả bản thân đễ chiến đấu, giành lại độc lập, hòa bình, tự do dân tộc như Võ Thị Sáu,Trần Văn Ơn,...vì đất nước mà quên cả bản thân, dù biết là gian khổ nhưng vẫn cống hiến đễ cho ta được hòa bình cho đến ngày hôm nay. Tuổi trẻ hôm nay cũng không thua kém gì sức trẻ ngày ấy, họ ra sức học tập, cố gắng làm việc để mang đến cho đời những bông hoa, những hương xuân làm cho xã hội ngày càng tươi đẹp hơn.Tuổi trẻ là niềm tin, là hi vọng của đất nước, đễ mỗi ngày đất nước đều là mùa xuân. Hết lớp trẻ này đi qua, đến lớp trẻ khác tiếp bước xây dựng, dùng trí óc, dùng đôi bàn tay đễ dâng cho đời những sáng tạo giúp cho đất nước phát triển và xã hội ngày càng văn minh.
Nhưng để làm được điều đó thì mỗi bản thân chúng ta cần ra sức học tập thật tốt, tự hoàn thiện bản thân và sống sao cho xứng đáng với những hi sinh của các thế hệ đi trước. Phải biết yêu thương và giúp đỡ mọi người, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm phát triển đất nước như:" Mùa hè xanh","Thanh niên tình nguyện",....Hoàn thiện được bản thân thì mới giúp ích được cho xã hội. Ta phải sống sao cho thật đẹp, đừng quá thờ ơ trước những nỗi đau của những người xung quanh. Học cách rèn luyện đạo đức và nhân phẩm chứ đừng như một số người chỉ sống để hưởng thụ, lầm đường lạc lối, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội làm hủy hoại bản thân, đồng thời làm đất nước đi xuống. Đó là xấu, cần loại trừ.
Tuổi trẻ là tầm quan trọng để phát triển và đưa đất nước đi lên nên cần phải sống có trách nhiệm để đất nước ngày nào cũng là mùa xuân.
Lê thị Cẩm Nhung
lớp 12A2

Những bài văn khá giỏi

Đề: Viết 1 bài văn nghị luận xã hội
Trình bày ý kiến của mình về câu nói sau: “ Tình thương là hạnh phúc của con người.”
Bài làm
Trong bộn bề lo toan của cuộc sống,phải chăng có nhiều người trong chúng ta đã lãng quên đi sự đẹp đẻ trong mỗi con người, đó là tình thương?
Tình thương là tình cảm yêu thương chia sẻ, là sự đồng cảm giữa bạn bè Thầy cô, giữa cha mẹ con cái,…là cơ sở quan trọng nhất tạo nên cái đẹp của xã hội. Tình thương là hạnh phúc của con người, là tình cảm cao đẹp thuộc trong mỗi bản chất con người. Dân tộc VN ta xây dựng đất nước và đấu tranh: thương nước, thương nhà, thương người, thương mình. Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng nhân ái. Nhờ đó, chúng ta đã dùng tình thương san sẻ cho nhau, đó chính là cốt lõi làm nền tảng vững vàng cho các anh bộ đội có thêm nghị lực để đấu tranh chống quân xâm lược và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, trong chế độ mới, chúng ta cần nêu cao giá trị tinh thần đó. Đặc biệt, thanh niên cần phải xây dựng tình thương sâu sắc đối với nhân dân lao động và vì tình thương đó mà căm ghét bóc lột, ăn bám. Đối với những người lớn tuổi, những người đã có công sinh thành, dưỡng dục nên chúng ta thì chúng ta phải kính nhường và hết lòng giúp đỡ, bởi vì “uống nước nhớ nguồn” đó là truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc ta.
Tình thương được thể hiện đẹp đẽ hàng ngày, hàng giờ trên mỗi con đường mà chúng ta đi qua như : nhường bước cho người cao tuổi, đỡ gánh năng cho cụ già, dìu bà lão qua đường. Những việc như thế chúng ta không thể làm ngơ, vì có như thế tình thương trong chúng ta được san sẻ, làm ấm lòng thêm cho những người đã ở độ tuổi xế chiều. Trong lịch sử dựng nước, cũng có nhiều vị anh hùng dân tộc đã thể hiện tình yêu thương, quý mến nhân ân. muốn mang lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho nhân dân đã hành động dũng cảm và hào hiệp, trong lúc chiến tranh đã xông pha lủa đạn để bảo vệ tài sản và tính mạng cho nhân dân. Trong xã hội ngày nay, những cử chỉ, những hành động thể hiện tình thương của con người dành cho nhau càng trở nên đẹp đẽ hơn. Bởi vì, càng ngày dòng đời đưa đẩy khiến con người ta trở nên lạnh nhạt hơn với nhau, vô tình tình thương dành cho nhau cũng bị lãng quên đi, ấy thế những cử chỉ thể hiện tình thương cũng vẫn còn tồn tại đâu đó trong xã hội này, như : giúp trẻ em dân tộc thiểu số được biết chữ bằng việc đi làm công tác từ thiện ở những nơi xa xôi hay đỡ đần người bị ốm đau trên đường. Những việc làm mang tình thương ấm áp ấy sẽ làm cho người khác cảm thấy hạnh phúc. Điều đó đáng được biểu dương, khuyến khích. Trong cuộc sống thì phải sống có tình thương vì nó sẽ làm cho người khác thấy hạnh phúc và bản thân người giúp đỡ cũng cảm thấy vui và hạnh phúc vì mình đã làm một việc đúng đắn, có ý nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có những kẻ sống vô tâm, lạnh nhạt, chỉ biết đến bản thân. Những kẻ đó sẽ không nhận được tình thương từ người khác, luôn bị xã hội lên án, chê bai. Riêng mỗi học sinh chúng ta, tình thương cần được thể hiện nhiều hơn nữa bằng việc chăm lo một phần công việc gia đình, giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các em. Sau những việc làm đó, người hs sẽ thấy mình trưởng thành hơn.
Tuy nhiên tình thương cũng phải đặt đúng chỗ, nếu ko sẽ ko là hạnh phúc mà còn là bất hạnh. Chẳng hạn một người mẹ quá nuông chiều con sẽ khốn khổ vì con, hay cho tiền những kẻ giả dạng hành khất là tiếp tay cho những kẻ lười biếng sống trên mồ hôi nước mắt người khác
Tóm lại, mỗi chúng ta hải sống có tình thương vì tình thương mang lại cảm giác hạnh phúc cho mỗi người. Nếu ai trong chúng ta đều sống có tình thương thì XH này sẽ trở nên tốt đẹp nhờ có những cử chỉ tốt mà mỗi người dành cho nhau. Và cũng như ông cha ta thường nói: “ Thương người như thể thương thân.”
Ka Thanh Dũng
Lớp: 12A2

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

Nữ Sinh lớp 6 và bức thư số 1 thế giới.

Bức thư gửi đạo diễn Trương Nghệ Mưu

Đạo diễn Trương Nghệ Mưu kính mến!

Khi gửi lá thư này đi, cháu cứ mong từng ngày nó sớm đến được tay ông. Rồi cháu lại lo rằng khi nhìn thấy địa chỉ lạ hoắc: “Người gửi: Hồ Thị Hiếu Hiền - Việt Nam” không biết ông có giở thư ra đọc hay không? Ông ơi! Cháu mong ông bớt chút thì giờ vàng ngọc để lắng nghe tâm sự của cháu, biết đâu ông sẽ thấy trong đó một điều gì lớn lao hơn tình cảm thông thường của người hâm mộ dành cho thần tượng.

Thưa ông, cháu mới có ý định viết thư cho ông sau khi trường cháu phát động Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 39 về đề tài phòng chống căn bệnh AIDS. Để cho bài viết của mình có cơ sở thực tế, cháu đã đi tìm hiểu một số đối tượng xem mọi người hiểu biết và phòng chống AIDS như thế nào.

Đầu tiên, cháu hỏi bà, bà cháu bảo: “Bà sống từng này tuổi đầu rồi mà chưa biết mặt mũi con “Ết” nó thế nào. Bà nghe nói nó ở trong người những kẻ sống buông thả chẳng ra gì. Cháu đừng đến gần họ kẻo con “Ết” nó dính vào người”. - Ôi, bà cháu chẳng hiểu gì về AIDS cả, ông nhỉ?

Khi nghe cháu hỏi, cả bố mẹ cháu đều cho rằng: “AIDS là căn bệnh suy giảm hệ miễn dịch ở cơ thể người do vi rút HIV gây ra. Bệnh này rất nguy hiểm vì hiện chưa có thuốc chữa khỏi. Con phải tuyệt đối tránh xa các tệ nạn như nghiện hút, tình dục bừa bãi thì mới bảo vệ được mình”. Mẹ cháu còn dặn đi dặn lại: “Nếu ở lớp có bạn nào bị nhiễm HIV thì con phải nói ngay để bố mẹ xin chuyển trường, chuyển lớp cho con”. - Bố mẹ cháu là công chức mà cũng còn kì thị với người có H đấy.

Cháu lại hỏi cả em cháu, em quả quyết: “Lớp em thì chưa có bạn nào bị AIDS chứ nếu có, em sẽ đeo khẩu trang hoặc nghỉ học ở nhà luôn”. - Thật buồn cười, em lại tưởng AIDS cũng giống H1N1.

Đi đường, cháu có hỏi cô công nhân đang quét rác, cô liền chỉ tay vào mấy cái vỏ ống tiêm nằm lăn lóc bên vệ đường: ”Kia kìa, vi-rút HIV chứa trong những ống tiêm đó cháu!” - Hiểu biết của cô công nhân cũng chưa thật đầy đủ phải không ông?

Đến lúc vào nhà hàng ăn uống, cháu lại gợi chuyện ông chủ. Ông ta nhanh nhảu: “ Si-đa à? Cứ nhìn người nào ốm yếu, đi đứng dặt dẹo, trên người nổi nhiều mụn nhọt là đích thị rồi! Cháu đừng lo, ông không bao giờ để cho họ vào ăn uống làm lây bệnh cho khách”. - Trời, thật tội nghiệp cho những ai không có H nhưng lại có vẻ bề ngoài giống như ông ấy tả. Ông ấy đâu biết rằng HIV không hề lây qua đường ăn uống hay giao tiếp thông thường và hiện nay chúng ta đang sống chung với AIDS.

Khi đến lớp, cháu cũng trao đổi với các bạn nhưng nhiều bạn lại tỏ ra rất thờ ơ, cho rằng việc phòng chống HIV/AIDS là việc của các cơ quan y tế, lớp mình có ai bị AIDS đâu mà lo! - Thái độ của các bạn cháu cứ bàng quan như thế chả trách mỗi ngày có tới một nghìn trẻ em dưới mười lăm tuổi bị nhiễm HIV.

Cháu còn điều tra thêm một số trường hợp nữa nhưng hầu hết ai cũng rất lơ là. Cháu thực sự lo ngại trước thực trạng này và muốn viết một bức thư kêu gọi mọi người hãy nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để phòng chống được căn bệnh này. Thế nhưng đã mấy hôm nay, cháu ngồi nghĩ mãi mà không biết viết thế nào, đành gác bút ra xem ti vi. Lúc này trên kênh truyền hình đang chiếu bộ phim “Hoàng Kim Giáp” do ông đạo diễn. Bộ phim hay quá! Thảo nào, cháu thấy người ta ca ngợi ông rất nhiều trên mạng. Bằng một loạt phim nổi tiếng thế giới như: Cao lương đỏ, Phải sống, Cúc Đậu, Đèn lồng đỏ treo cao, Thập diện mai phục, Hoàng Kim Giáp… ông đã chinh phục được trái tim của tất cả mọi người.

Đột nhiên, một ý nghĩ vụt lóe lên trong cháu: Ước gì cháu cũng có tài làm phim như ông nhỉ? Cháu sẽ xây dựng ngay những tác phẩm điện ảnh thật hay về đề tài HIV/AIDS để thức tỉnh loài người. Ông ạ, bộ phim đầu tay của cháu sẽ là câu chuyện đầy cảm động về một mối tình lãng mạn và bi ai: Chàng và nàng yêu nhau tha thiết song cuối cùng vẫn không lấy được nhau chỉ vì một trong hai người có H. Tiếp đến là bộ phim có tên “Phải chết” cũng sẽ nổi tiếng không kém gì bộ phim “Phải sống” của ông. Qua phim, cháu muốn gửi gắm một thông điệp: Con người ta không muốn chết sớm mà phải chết, vì không ngờ Thần Chết lại luôn phục sẵn trong các hành vi nguy cơ cao như tình dục không an toàn và sử dụng bơm kim tiêm chung... Hầu hết phim do cháu sản xuất đều lấy cảm hứng từ những cảnh đời rất thực và nhân vật chính là những nạn nhân đáng thương của AIDS. Đó là một vị công chức suốt đời phấn đấu, giữ gìn thế mà chỉ một phút ham vui đã đánh mất đi tất cả. Một nhân viên y tế bao ngày làm việc nghiêm túc, chỉ một chút lơ là đã vô tình lây nhiễm HIV. Một người lao động vất vả cả đời mới gây dựng nên một mái ấm gia đình nhưng đến cuối đời phải chết trong cô đơn, ghẻ lạnh. Những thanh thiếu niên đang tràn trề nhựa sống, một ngày kia lại trở nên thân tàn ma dại vì lỡ đua đòi hút chích, dùng chung bơm kim tiêm với người có H. Có em bé thơ ngây đôi mắt trong veo nhưng cha mẹ em đã sớm qua đời vì AIDS, còn em thì không biết lúc nào Thần Chết tới mang đi. Lại có cả những cô gái khi biết mình có H đã tính chuyện trả thù đời, gieo rắc cái chết cho bao người khác.

Chao ơi, bao nhiêu con người là bấy nhiêu số phận. Tất cả những yêu thương, đau xót, bạc bẽo, dại khờ cùng những hiểu biết cặn kẽ về cách thức phòng tránh AIDS sẽ được cháu chuyển tải vào phim một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc. Cháu hi vọng, với sức ám ảnh đặc biệt, những bộ phim này sẽ vào trong đốt lửa lòng người, xoa dịu nỗi đau, xóa đi mặc cảm và thức tỉnh lương tri của những người còn thờ ơ trước căn bệnh này.

Nhưng ông ạ, cháu thì “lực bất tòng tâm”, cháu nghĩ chỉ có ông mới có thể giúp cháu biến những ước mơ này thành hiện thực để cứu lấy nhân loại. Vì vậy, cháu rất mong được ông lắng nghe và thấu hiểu!

Kính thư!

Hồ Thị Hiếu Hiền

(Lớp 6/9, trường THCS Tây Sơn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵn

Đề dành cho thi học sinh giỏi

- 15-9 nhà trường sẽ tổ chức thi HSG để chọn ra đội tuyển thi thành phố, bạn nào yêu thích thơ văn và có năng khiếu viết văn thì lấy đề về làm rồi gửi cho cô chấm nhé, các em có thể gửi qua mail : nhon711@yahoo.com
Đề 1: Về cuối đời nhà thơ Tố Hữu đã từng tâm sự:
Xin tạm biệt cuộc đời yêu quý nhất

Còn mấy vần thơ, một nắm tro
Thơ gửi bạn đời, tro bón đất
Sống là cho và chết cũng là cho

Nêu suy nghĩ của em về quan điểm "Sống là cho mà chết cũng là cho" của nhà thơ Tố Hữu, liên hệ với bản thân em và thế hệ trẻ ngày nay.

Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2010

Những bài văn khá giỏi

Những bài văn đạt khá giỏi của lớp cô sẽ đăng lên đây cho cả lớp tham khảo nhé
- Cô biết rằng kết quả điểm số bài NLXH sẽ làm nhiều bạn bất ngờ, thế nhưng NLXH nhiều khi không cần ...văn chương mượt mà tình cảm mà quan trọng là lập luận và lí lẽ, vì thế trong một bài văn nghị luận các em phải trình bày rõ ý diễn đạt mạch lạc.
-Chúc các em làm bài sau tốt hơn
- bài khá nhất của lớp mình là bài bạn: Nguyễn Đăng Khoa 7.0đ, Tuyết Hạnh 7.0đ, Ngọc Bích 7.0đ

Những bài văn khá giỏi

các em hãy đợi nhé, cô đang chấm
- bài lớp mình cô đã chấm xong, nhìn chung điểm không được cao. Các em cần phải bám sát vào kỹ năng hơn nữa, hầu hết các em quên mất phần bình luận và ko có dẫn chứng thuyết phục. Mong các em cố gắng hơn ở bài sau
- Bài làm khá nhất là bài của bạn Lê Thị Cẩm Nhung 7.5đ
- Bài thứ 2 là bài của bạn Ka Thanh Dũng 7.0đ
Hai bạn sẽ đánh máy và gửi cho cô để cô post lên cho các bạn tham khảo

Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2010

Trường NK-niềm tự hào

Trường THPT Năng khiếu Hà Tĩnh được thành lập sau ngày tỉnh Hà Tĩnh được tách ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh (10/1991).Ngày 15/11/1991 là ngày khai giản đầu tiên và từ đó ngày 15/11 trở thành ngày truyền thống của trường .
Năm học đầu tiên trường có 6 lớp chuyên Văn, Toán (2 lớp 8 ,2 lớp 9 ,2 lớp 10 ) với 150 học sinh .Đến nay trường có 15 lớp THPT với các hệ chuyên Toán ,Lý ,Sinh ,Văn ,Tiếng Anh.
Những năm học đầu ,trường phải nhờ p**ng học của các trường bạn.Từ năm học 1994-1995,trường được tiếp nhận cơ sở cũ của trường THSP Hà Tĩnh,đến nay cơ ngơi của trường cơ bản bảo đẩm cho hoạt động dạy và học : trường có p**ng máy ,các p**ng thí nghiệm Lý -Hoá -Sinh ,có thiết bị nghe nhìn của p**ng học tiến và các hoạt động ngoại khoá.
Năm học 2003-2004 trường có 17 lớp với 578 học sinh,54 cán bộ giáo viên ,trong đó có 7 giáo viên có trình độ Thạc sĩ .
Thành tích nổi bật trong 13 năm qua :
Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng học sinh giỏi ,thực sự là trường chất lượng cao.
+) Tốt nghiệp THPT hằng năm : 100% .Năm học 2003-2004 đạt 70% loại giỏi.
+) Trúng tuyển vào ĐH hằng năm là 95.6% ,có nhiều năm đạt 100%.
+) Thi học sinh giỏi Quốc gia đạt 356 giải,trong đó có 4 giải nhất ,38 giải nhì,150 giải ba,164 giải khuyến khích. Có 1 huy chương vàng Olympic Toán Đông Nam Á.
Nữ sinh Trịnh Kim Chi ,lớp 12 Toán ( 1997-1998) đạt huy chương vàng cá nhân và đồng đội kì thi Olympic Toán Đông Nam Á lần thứ nhất ( SEAMO'98) tại Malasyia. ( chị Chi bây giờ đang du học thạc sĩ tại Mỹ ).Phan Mạnh Tân ,lớp 12 Toán khoá 8 ( 2000-2001) Vô địch toàn quốc cuộc thi kiến thức dành cho học sinh THPT " Đường lên đỉnh Olympia" lần thứ 2 .
Đội tuyển " 7 sắc cầu vồng " đạt giải nhất khu vực Bắc trung bộ và đạt giải khuyến khích cuộc thi chung kết toàn quốc năm 1997.
Trường chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên tốt về đạo đức ,giỏi về chuyên môn .Tập thể cán bộ giáo viên đoàn kết ,yêu nghề ,dám chấp nhận khó khăn ,nhiệt tình trong chuyên môn ,say mê nghiên cứu khoa học.
Toàn trường có 26 giáo viên giỏi và chiến sĩ thi đua cấp tỉnh ,có 2 Nhà giáo ưu tú .9 năm liên tục trường đạt danh hiệu Trương tiên tiến xuất sắc và năm học 2003-2004 là lá cờ đầu khới trường THPT tỉnh Hà Tĩnh .
Tháng 11 năm 2000 nhà trường được chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba.
Chặng đường 13 năm dù sao cũng chỉ mới là một sự khẳng định .Trường THPT Năng Khiếu Hà Tĩnh quyết tâm thi đua dạy tốt ,học tốt ,không ngừng vươn lên để xứng đáng là địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học sinh tỉnh Hà Tĩnh.

một thời để nhớ

Những ai đã từng học dưới mái trường năng khiếu đều không thể quên được những kỷ niệm dấu yêu một thời của mình: Hồi đó trường còn phải mượn cơ sở của Phan Đình Phùng, khu nhà ở cho hs nội trú thì cực kì "đặc biệt", chỉ cần đứng trên giường tầng là đầu có thể chạm trần nhà được lớp bằng giấy dầu, mùa nắng thì chao ôi là nóng. Giữa các phòng được ngăn cách bằng một vách mỏng mà sau này "những kẻ thứ ba" siêu quậy sáng kiến đục các lỗ thông nhau để từ đó có thể chui từ giường của phòng này qua giường phòng khác một cách nhanh chóng, an toàn, tiện lợi.
Ấn tượng nhất, đặc trưng nhất của khu nội trú đó là vào giờ ăn, thôi thì đủ các âm thanh của nồi niêu xoong chảo của các thìa, đĩa, tô bát,...khua khoắng ầm ĩ. Tất cả chen chúc nhau trước ô cửa vuông hò hét: 400 trăm cơm, 500 trứng, 200 đậu,... canh thì thoải mái (vì rau muống và rau ngổ dì Hùng ra ao vơ được cả nắm, thỉnh thoảng nhìn vào tô canh lại thấy mấy con sâu bị dì phanh thây chia nhỏ ra từng khúc,hic....thất kinh,hehe). Hồi đó mà chậm chân thì chỉ còn cơm cháy. Người được ưu tiên lấy cơm là thầy Hoàn đấy,hihi
Sau này khu nội trú chuyển về Đông y, phòng ốc có đỡ hơn nhưng mà cũng khiếp, rắn nhiều vô số kể. Thầy Hoàn và thầy Hộ kiêm luôn nghề bắt rắn. Nhớ nhất là các anh chị đang học thì kinh hãi thấy con rắn hổ to đùng lao tới, lần đó hình như người yêu của cô Bình phải ra tay thì phải. Còn Lan mùa đông đắp chăn nằm ngủ thấy nhột nhột nơi người, giở chăn ra thấy 1 chàng rắn...thất kinh.
Thế nhưng ở Đông Y sợ rắn thì một mà sợ ma thì 10, bao nhiêu chuyện ma được thêu dệt truyền khẩu làm cho dân nội trú buổi tối không dám ra nhà vs (xung quanh chuyện này thì 12v khóa 5 có vô số giai thoại,hehe)
Kỷ niệm về trường là chuyện dài nhiều tập,không thể kể 1 lần,....

Họp mặt năng khiếu tỉnh

Trưa: không thể ngủ, suy nghĩ đầy ắp trong đầu, thế là sắp được gặp lại các Thầy các Cô của mình rồi
10g đêm hôm trước Thu nhắn tin: Các thầy cô trường Năng khiếu sắp vào sài gòn, chuẩn bị kế hoạch đón tiếp Thầy Cô. Thật tuyệt, lòng hồi hộp và đầy cảm xúc. Mình yêu ngôi trường của mình, nhớ các thầy cô, có lẽ một phần mình do mình làm giáo viên cho nên gắn bó với trường học với học sinh nên thường hay nhớ về trường cũ. Không biết các bạn làm ở nghề khác có vậy không nhỉ?
Tối qua, gọi cho bác Bính xin được một loạt số điện thoại của các anh các chị khóa đầu tiên: Chị Tuyết Mai, chị Quỳnh Hoa, chị Thanh Mai, anh Hoàng, anh Tuấn, chị Ái Vân,chị Thắm (khóa 4),... Các anh chị không biết mình, còn mình cũng chỉ nghe tên các anh chị thôi thế nhưng chỉ cần nói học năng khiếu là đã thấy như quen thân lâu rồi. Các anh chị hầu hết đều rất nhiệt tình hào hứng.
Sáng nay Ban tổ chức (Thu, Hòa, Giang, Kiên, Dũng, A.Tuấn,....) đã gặp nhau và bàn bạc sơ qua kế hoạch. Trước mắt chiều thứ 5 ai rảnh sẽ ghé sân bay đón các thầy cô, đưa thầy cô về khách sạn, gặp Thầy Ái, Thầy Hoàn bàn cụ thể hơn.
Hiện tại khóa 5 vẫn đang dẫn đầu về số lượng, xếp thứ hai là khóa đầu tiên, khóa 2 nhờ anh Tuấn liên lạc, khóa 3 chưa có ai, khóa 4 chị Thắm, khóa sau hy vọng cũng khá đông.

Thứ Tư, 2 tháng 6, 2010

Nhà thơ Đỗ Trung Quân

ĐỖ TRUNG QUÂN- 'GIỮA GIỜ CHƠI MANG ĐẾN LẠI MANG VỀ'

Ảnh: Bùi Thanh Tuấn

Bùi Thanh Tuấn

Ngoài thơ ra, Đỗ còn viết báo, tạp bút, minh họa, làm MC, vẽ tranh... Và đặc biệt là tài nói chuyện tiếu lâm! Phạm vi bài viết nhỏ này không chủ ý “khai thác” những năng lực đó, chỉ muốn thuật lại vài câu chuyện vui vui mang tính “dọc đường” của anh mà có chuyện tôi được chứng kiến, được là "can phạm".

Tôi biết họ Đỗ lần đầu là năm 1994, trong một lần mang trà đến biếu anh tại nhà ở Phú Nhuận. Hồi đó bọn sinh viên chúng tôi cùng nhau in tập thơ nhiều tác giả có nhan đề Riêng và chung (NXB Trẻ), tôi nhờ anh viết lời tựa đỡ đầu cho phần thơ của tôi. Anh nhận lời. Rồi sau lần đó, thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau, nhất là trên các sân khấu thơ tổ chức ở trường đại học.

Đỗ Trung Quân được mệnh danh là “nhỏ con vô địch” trong giới làm thơ, nhưng anh rất đỏm dáng và luôn nhận mình… đẹp trai, có duyên! Chẳng thế mà nhiều nơi mời "chàng thơ nhỏ con" này làm MC cho các chương trình oách, và cỡ… bự! Nhưng chuyện thú vị nhất về anh mà tôi muốn kể, cách đây 2 năm, chúng tôi cùng "dọc đường" trên một số chuyến bay dài trong hành trình thăm thú nước Mỹ. Chương trình do Bộ Ngoại giao Mỹ mời dành cho các nhà báo vừa là các nhà văn, nhà thơ. Đỗ Trung Quân là người có va-ly cồng kềnh nhất. Đến nơi mới phát hiện, anh "trữ" toàn quần áo đẹp, đồ hiệu và rất nhiều… đồ ăn. Tôi, Đỗ và nhà thơ Lê Minh Quốc cố ý ở gần phòng nhau để tiện bề qua lại bù khú. Cũng cần biết thêm hầu hết các khách sạn ở Mỹ đều không cho phép người cùng giới tính ở chung phòng, và đặc biệt là không được hút thuốc lá, uống rượu! Đỗ hay cho anh em đồ ăn thức uống mang từ nhà sang, thậm chí hào phóng cho tôi cả chiếc áo ấm hiệu Bossini khi tôi không đủ áo mặc. Ai trong đoàn cũng lo ấm là đủ, nhưng với Đỗ, anh phải vừa ấm vừa… đẹp mới chịu! Đỗ mặc nhiều màu sắc, vui mắt. Gặp ai, anh cũng đùa, hỏi “hôm nay tớ đẹp hông?”.

Qua xứ lạ, nhiều người mất ngủ vì trái múi giờ nhưng ai cũng có ý niệm rõ về thời gian. Riêng Đỗ thì rất nhiều lần mất phương hướng. Vui nhất là có lúc nửa đêm ở Washington D.C, khi ai nấy đều đang say giấc, Đỗ gọi điện cho tất cả mọi người trong đoàn và lại còn cẩn thận đến từng phòng gọi cửa nhắc nhở… “trời sáng rồi, lên đường thôi!”. Những nhà văn Dạ Ngân, nhà thơ nhà báo Lê Minh Quốc, Phạm Thu Nga, Phạm Thị Thu Thủy… được dịp mất ngủ vì cái tật lơ mơ này của anh. Điều đó xảy ra ít nhất hai lần.

Cũng như tôi, Đỗ ăn rất ít nhưng hút thuốc nhiều và khoái kể chuyện. Một lần đi ăn bò beefsteak, hai chúng tôi gọi chung một đĩa loại nhỏ nhất mà chỉ ăn được nửa đĩa rồi bỏ dở. Ngại dân bản địa chê phí phạm nên phải mang về, nhưng để trong phòng đến thiu luôn, có ăn đâu!

Đỗ rất ngưỡng mộ họa sĩ Hoàng Ngọc Biên. Anh luôn xem ông như là thầy. Qua Mỹ, anh đến tận San Jose để thăm. Hai người, một già một trẻ “quấn quít” nhau như hình với bóng, còn hơn cả tình nhân! Khi trở về Việt Nam, Đỗ “leo” lên blog khoe mua được cuộn giấy vệ sinh in hình cựu tổng thống Bush, giá 20 USD. Tôi nhảy vào comment cà khịa: “Nếu in hình anh Đỗ chắc phải bán được 40 USD...”. Tưởng chuyện đùa vui một câu không hề hấn gì, ấy vậy mà Đỗ giận tôi suốt một năm trời! Âu đó cũng là tính cách của Đỗ!

Rồi một ngày đẹp trời tình cờ gặp Đỗ ở Đo Đo quán của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, tôi ngại nên định tránh mặt, Đỗ bất ngờ chạy ra “xách tay” tôi kéo vào:“Em uống với anh một ly”. Hôm đó có cả ông chủ quán, dịch giả - nhà văn Mai Sơn và nhà thơ Hồ Minh Tâm. Tôi vui vì Đỗ đã cởi lòng. Từ đó, hết ai giận hờn ai vu vơ nữa. Chuyện cũ hóa thành kỷ niệm vui.

Đỗ Trung Quân, người thơ “Giữa giờ chơi mang đến lại mang về” còn nhiều “giai thoại” vui và thú vị khác nữa... Những câu chuyện đầy gió bụi. Hẹn bạn đọc vào một dịp khác...



Nguồn: Thanh nienonline

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2010

Chạng Vạng

Cảm nhận văn học
Chạng vạng- cái thời khắc của ngày tàn- cái thời điểm dể làm cho lòng người dễ âu sầu nhất lại là thời điểm yên bình-thanh thản nhất,hạnh phúc nhất của adwart và bella
Với ai đó chạng vạng có thể gây ấn tượng về 1 chuyện tình đẹp-trong sáng như thủy tinh, nhưng ấn tượng đầu tiên trong tôi là những trang văn viết về thiên nhiên của Forks, cái bức tranh ấy, không khí ấy dễ làm cho lòng người cảm thấy lắng dịu,mơ hồ, tưởng như mình cũng đang đc nằm trên tấm thảm nhung xanh mượt đó
Chạng vạng-viết về ma-cà-rồng nhưng thực như 1 câu chuyện cổ vậy, ở đó có chàng hoàng tử adwart và nàng lọ lem(có thể bạn đọc sẽ ko đồng tình với cách ví von như thế) nhưng những ai ở tuổi 17 đều có thể mơ mộng như thế
Đọc “chạng vạng”, cái cảm giác “váng vất”(2 từ mà tịnh Thủy… thường dùng trong tp) cứ ám ảnh, đeo bám lấy người đọc, mấy ngày liền tôi không thể nào dứt ra khỏi
Sức hấp dẫn của truyện ở chỗ nhà văn đã làm mới thi liệu cũ bằng một cách viết độc đáo-một kiểu “lạ hóa”. Tuy nhiên những cuốn sau đã mất đi yếu tố hấp dẫn ban đầu, đọc đến Trăng non đã bắt đầu thấy…hơi chán

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2010

thơ Xuân Quỳnh




Lâu nay mình vẫn hay nghêu ngao bài hát này, mãi đến khi làm bài thuyết trình môn cô phương mới biết là thơ của Xuân Quỳnh. Lại có thêm một lý do nữa để yêu thơ Xuân Quỳnh!

Ruồi Trâu


Lần đầu tiên tôi đọc Ruồi trâu là vào 1 buổi chiều tối (bấy giờ tôi đang là sinh viên khoa văn) khi tôi gấp cuốn sách lại thì ánh bình minh cũng đã “thức dậy” từ lúc nào. Có nhiều cuốn sách mà tôi say mê nhưng ít có cuốn nào có thể hấp dẫn tôi đến vậy, tới bây giờ cuốn “Ruồi trâu” tôi đã đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần. 
Nếu ai đó đánh giá sách, “đo lường” mức hấp dẫn của sách qua “tiêu đề” tác phẩm thì hẳn sẽ bỏ qua mất 1 tuyệt tác văn chương đấy, bởi cái tên “Ruồi trâu” chẳng thể nào gợi lên 1 xúc cảm nào (tôi cũng đã từng cầm cuốn sách lên với cái vẻ chán chường để rồi bị mê hoặc ngay ở những trang văn đầu tiên) “Ác-tơ đi ngang qua phòng với dáng đi mềm mại lúc nào cũng khiến cho người nhà thấy như bị trêu tức. Vóc người nhỏ nhắn,mảnh khảnh,anh giống chân dung của một chàng trai Ý ở thế kỷ 16 hơn là thanh niên… mọi vẻ nơi anh đều quá sắc sảo,như được chạm trổ”.
“Ruồi trâu” là một câu chuyện bi thảm, tác phẩm được lấy bối ảnh từ phong trào cách mạng “nước Ý trẻ”, tuy nhiên nó không hề khô khan như đề tài của nó. Ở “Ruồi trâu” có cả chiến tranh, có tình yêu và lòng thù hận, tất cả được nhà văn Ê.L.Vôi-nít-sơ bằng ngòi bút của mình đẩy đến tận cùng của những cảm xúc, người đọc thấy được sự khốc liệt của chiến tranh,thấy được cái say đắm nồng nàn của tình yêu và thấy được sự dằn vặt day dứt khôn nguôi của lòng thù hận- tất cả đan xen với nhau trong tâm hồn của cậu sinh viên Ác-tơ- cũng là một người chiến sĩ cách mạng kiên cường. Những trang văn viết về cuộc gặp gỡ của hai cha con Ac-tơ và Môntaneli trước khi Ác-tơ bị đưa ra tòa án binh có thể nói là những trang văn làm xé lòng người đọc, người đọc thấy được nỗi đau của “Ruồi trâu”khi anh đấu tranh trong vô vọng để dành giật lại người cha từ bàn tay của chúa, để rồi anh phải thốt lên “Cha ơi,lúc nào con cũng yêu cha, lúc nào con cũng yêu! Con yêu cha ngay cả lúc cha giết con trước kia! Lẽ nào bây giờ cha lại giết con lần nữa hay sao?”
Với Ê.L.Vôi-nit-sơ “Ruồi trâu”là tác phẩm đầu tay của bà nhưng cũng là tác phẩm của cả cuộc đời nhà văn, bóng dáng “Ruồi trâu”dường như bao trùm lên cả cuộc đời viết văn của bà, để rồi những tác phẩm về sau chỉ là sự nối tiếp của “Ruồi trâu”. Ngay cả chính nhà văn cũng không thể tưởng tượng được rằng “Ruồi trâu”lại có sức sống mãnh liệt như vậy.