12 A 1 khóa 5

12 A 1 khóa 5

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2010

Ruồi Trâu


Lần đầu tiên tôi đọc Ruồi trâu là vào 1 buổi chiều tối (bấy giờ tôi đang là sinh viên khoa văn) khi tôi gấp cuốn sách lại thì ánh bình minh cũng đã “thức dậy” từ lúc nào. Có nhiều cuốn sách mà tôi say mê nhưng ít có cuốn nào có thể hấp dẫn tôi đến vậy, tới bây giờ cuốn “Ruồi trâu” tôi đã đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần. 
Nếu ai đó đánh giá sách, “đo lường” mức hấp dẫn của sách qua “tiêu đề” tác phẩm thì hẳn sẽ bỏ qua mất 1 tuyệt tác văn chương đấy, bởi cái tên “Ruồi trâu” chẳng thể nào gợi lên 1 xúc cảm nào (tôi cũng đã từng cầm cuốn sách lên với cái vẻ chán chường để rồi bị mê hoặc ngay ở những trang văn đầu tiên) “Ác-tơ đi ngang qua phòng với dáng đi mềm mại lúc nào cũng khiến cho người nhà thấy như bị trêu tức. Vóc người nhỏ nhắn,mảnh khảnh,anh giống chân dung của một chàng trai Ý ở thế kỷ 16 hơn là thanh niên… mọi vẻ nơi anh đều quá sắc sảo,như được chạm trổ”.
“Ruồi trâu” là một câu chuyện bi thảm, tác phẩm được lấy bối ảnh từ phong trào cách mạng “nước Ý trẻ”, tuy nhiên nó không hề khô khan như đề tài của nó. Ở “Ruồi trâu” có cả chiến tranh, có tình yêu và lòng thù hận, tất cả được nhà văn Ê.L.Vôi-nít-sơ bằng ngòi bút của mình đẩy đến tận cùng của những cảm xúc, người đọc thấy được sự khốc liệt của chiến tranh,thấy được cái say đắm nồng nàn của tình yêu và thấy được sự dằn vặt day dứt khôn nguôi của lòng thù hận- tất cả đan xen với nhau trong tâm hồn của cậu sinh viên Ác-tơ- cũng là một người chiến sĩ cách mạng kiên cường. Những trang văn viết về cuộc gặp gỡ của hai cha con Ac-tơ và Môntaneli trước khi Ác-tơ bị đưa ra tòa án binh có thể nói là những trang văn làm xé lòng người đọc, người đọc thấy được nỗi đau của “Ruồi trâu”khi anh đấu tranh trong vô vọng để dành giật lại người cha từ bàn tay của chúa, để rồi anh phải thốt lên “Cha ơi,lúc nào con cũng yêu cha, lúc nào con cũng yêu! Con yêu cha ngay cả lúc cha giết con trước kia! Lẽ nào bây giờ cha lại giết con lần nữa hay sao?”
Với Ê.L.Vôi-nit-sơ “Ruồi trâu”là tác phẩm đầu tay của bà nhưng cũng là tác phẩm của cả cuộc đời nhà văn, bóng dáng “Ruồi trâu”dường như bao trùm lên cả cuộc đời viết văn của bà, để rồi những tác phẩm về sau chỉ là sự nối tiếp của “Ruồi trâu”. Ngay cả chính nhà văn cũng không thể tưởng tượng được rằng “Ruồi trâu”lại có sức sống mãnh liệt như vậy.

1 nhận xét: